So sánh dây dẫn điện và dây cáp điện – những điểm giống và khác nhau

Ngày cập nhật
13/01/2025
Đánh giá bài viết

()

Dây dẫn điện và dây cáp điện là hai khái niệm thường được dùng trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta thường đánh đồng hai khái niệm này là một và nhầm lẫn chúng với nhau. Thực tế thì dây cáp điện và dây dẫn điện là khái niệm hoàn toàn khác nhau và được sử dụng với mục đích truyền tải điện với cường độ dòng điện khác nhau. Để giúp quý vị và các bạn hiểu cụ thể hơn về hai loại dây dẫn điện này, đội ngũ Marketing của ADACO sẽ đưa ra so sánh dây dẫn điện và dây cáp điện, giúp quý vị và các bạn có thể phân biệt rõ về hai loại dây cáp trên trong bài viết này.

Dây dẫn điện, dây cáp điện là gì?

Khái niệm về dây dẫn điện

Dây dẫn điện là một vật liệu bằng kim loại cho phép dòng điện và điện tích di chuyển qua theo một hoặc nhiều hướng, chức năng chính của dây dẫn điện là truyền tải điện năng.

Vật liệu chế tạo lõi dây dẫn bên trong dây cáp điện hoặc dây cáp điện thường là những kim loại như đồng hoặc nhôm, các hạt điện tích chuyển động thường là electron.

Với những loại dây điện thông thường thì chiều dài dây tỉ lệ với điện năng hao hụt trong quá trình truyền tải trên đường dây càng nhiều. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng sụt áp mà chúng ta thường nghe tới.

so sánh dây dẫn điện và dây cáp điện
So sánh dây dẫn điện và dây cáp điện

Những loại dây dẫn điện phổ biến hiện nay

Các loại dây dẫn điện được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

Dây điện 1 lõi: là loại dây dẫn điện đơn lõi (chỉ có duy nhất một tao cáp hay một lõi, thường làm bằng đồng hoặc nhôm), được bọc bảo vệ bằng một lớp PVC dẻo giúp tạo ra lớp cách điện.

Ứng dụng: Loại dây dẫn điện này thường được sử dụng chủ yếu trong nhà nên chúng được xếp vào loại dây điện dân dụng.

So sánh dây dẫn điện và dây cáp điện
Cấu tạo ruột dẫn của dây dẫn điện vs dây cáp điện

Dây điện 1 lõi mềm (ruột mềm): là loại dây điện có thiết kế đơn lõi nhưng được hợp nhất từ nhiều sợi nhỏ, đường kính trung bình khoảng 0,2mm làm bằng dây đồng bện lại với nhau. Ngoài ra, lớp vỏ ngoài của dây cáp điện thường được làm bằng PVC đảm bảo khả năng cách điện cũng như an toàn trong quá trình người dùng sử dụng.

Ứng dụng: loại dây điện này thường được ứng dụng chủ yếu để đi dây trong những mạch điện, bảng điện, hệ thống tủ phân phối điện nhỏ,v.v.

Dây dẫn điện đa lõi (có từ 2,3,4 lõi dẫn điện): loại dây điện đa lõi với cấu tạo lõi mềm này thường có từ 2,3,4 lõi dây đồng với đường kính nhỏ trong khoảng 0,2mm. Lõi dây được bọc song song với nhau và được bọc cách điện thông qua một lớp nhựa PVC. Ưu thế của loại dây điện này là mềm, dẻo và dễ cuộn, di chuyển cơ động và dễ thi công lắp đặt, sửa chữa. Ứng dụng thực tế: loại dây dẫn có 2,3, 4 lõi dây có ruột mềm này được sử dụng để dẫn điện cho các thiết bị cần sự di động và linh hoạt, chẳng hạn như các loại quạt điện, tủ lạnh, nồi cơm điện, điều hoà,v.v.

Về khái niệm dây cáp điện

Dây cáp điện là loại dây dẫn điện có cấu tạo bao gồm dây dẫn điện, có thể bao gồm cả những loại dây cáp tín hiệu,v.v. Dây dẫn của cáp điện thường là loại có nhiều lõi dây dẫn điện được bọc với một hoặc nhiều lớp cách điện, vỏ bọc cách điện. Cá biệt có những loại cáp trần dùng trong ngành điện lực để lắp đặt trên những đường dây truyền tải điện trên cao thì sẽ không được bọc cách điện vì lý do tải trọng và nhiệt lượng quá cao.

Khi đặt ra so sánh giữa dây dẫn điện và dây cáp điện, dây cáp điện thường gồm là loại đa lõi dây (nhiều lõi) hoặc cá biệt một số trường hợp là cáp đơn lõi. Cấu tạo chủ yếu của dây cáp điện thường gồm nhiều lớp vỏ cách điện bao bọc xung quanh, một số loại còn có thêm 1 lớp vỏ bảo vệ tăng cường bằng kim loại, bọc giáp lưới kim loại. Vỏ của cáp điện có tác dụng tăng cường khả năng chống chịu trước những tác động của ngoại lực, lực va đập, chống nước, tia tử ngoại, chống cháy, nổ, tác hại của ánh nắng mặt trời,v.v.

so sánh dây dẫn điện và dây cáp điện
Cấu tạo của dây cáp điện chống nhiễu dùng truyền tín hiệu cho thiết bị điện dân dụng, điện công nghiệp nhẹ

Các loại dây cáp điện trên thị trường hiện nay

Hiện nay, dây cáp điện trên thị trường được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng ngành nghề trong đời sống và lĩnh vực công nghiệp, để phân loại dây cáp điện ta có một số cách phân loại cụ thể như sau:

Phân loại cáp điện dựa theo giáp bảo vệ

Dây cáp điện không trang bị giáp bảo vệ

Đây là cách gọi chung cho những loại dây cáp điện có dây dẫn đơn, cứng (hoặc dây cáp có lớp bọc cách điện có thành phần cấu tạo gồm hai dây dẫn trở lên trong cùng một cơ cấu bọc cách điện chung bằng cao su, nhựa PVC hoặc PP, XLPE, EPR,v.v. Những loại dây cáp điện này thường xuyên được dùng làm dây dẫn điện trong những khu vực có tính ổn định thấp (thường xuyên có rung chuyển do máy móc hoạt động) hoặc lắp đặt cố định (đi dây cáp ngầm trong lòng đất, ống luồn dây chôn dưới lòng đất) hoặc trên hệ thống thang, máng cáp điện lắp đặt trên trần của những khu công nghiệp,v.v.

Chú ý: các chuyên gia và thợ điện có kinh nghiệm khuyến cáo, không nên sử dụng những loại dây cáp điện không bọc giáp hoặc không có những tiêu chuẩn chống chịu được tác động của ngoại lực với tần suất và cường độ lớn.

so sánh dây dẫn điện và dây cáp điện
Cấu tạo của dây cáp công nghiệp có kèm cáp quang truyền tín hiệu dùng cho thiết bị, máy móc ngành khai mỏ

Dây cáp điện có bọc giáp bảo vệ

Loại dây cáp điện bọc giáp này thường được sử dụng cho những ứng dụng trong công nghiệp năng, vấn với chức năng chính là truyền tải dòng điện 3 pha, tuy nhiên một số loại dây cáp điện có bọc giáp dùng trong công nghiệp còn có thể chứa các loại cáp tín hiệu, cáp quang mạng,v.v để tăng cường khả năng tương thích và hỗ trợ cho các thiết bị, máy móc trong công nghiệp. Thiết kế của dây cáp điện có bọc giáp gồm nhiều lớp cách điện bên ngoài các cụm lõi dây dẫn, với khả năng chống ẩm tốt, chịu tác động cơ học, hoá học do môi trường xung quanh gây ra.

Ứng dụng: dây cáp điện có trang bị lớp bọc giáp tăng cường khả năng bảo vệ cho dây cáp điện này thường được sử dụng để làm dây cáp ngầm trong những đường hầm, đường ống ngầm dẫn cáp, hầm lò khai thác mỏ,v.v những khu vực có hầm nối cáp.

Phân loại theo ngành ứng dụng, sử dụng dây cáp điện

Hiện nay, trong các ngành công nghiệp cũng sử dụng những loại dây cáp điện được thiết kế chuyên dụng cho những ngành nghề đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với dây cáp điện, có thể kể đến một số loại dây cáp điện công nghiêp như:

  • Dây cáp điện phòng nổ (dùng trong ngành khai khoáng – cáp điện công nghiệp ngành khai mỏ),
  • Dây cáp điện công nghiệp dùng trong hậu cần vận tải (dùng cho cần cẩu, cẩu trục, cẩu giàn,v.v).
  • Dây cáp điện động lực dùng trong ngành cẩu trục, cổng trục
  • Dây cáp điều khiển dùng trong ngành tự động hoá cho các thiết bị và máy móc tự động.

So sánh dây dẫn điện và dây cáp điện – điểm giống và khác nhau

Điểm tương đồng giữa dây dẫn điện và dây cáp điện

Về cấu tạo: cả dây dẫn điện và dây cáp điện đều sở hữu điểm chung là cấu tạo của lõi dây dẫn điện bằng kim loại, lớp bọc cách điện được bọc bên trong 

Cả dây dẫn điện và dây cáp điện đều có những điểm chung xoay quanh:

Công dụng và ứng dụng

Cấu tạo: cả dây dẫn điện và dây cáp điện đều chủ yếu có điểm chung giống nhau là lõi dây dẫn bằng kim loại, lớp bọc cách điện và vỏ ngoài cách điện.

Công năng: công năng chính của 2 loại dây dẫn điện trên là dây cáp điện đều được dùng làm dây cáp truyền tín hiệu, đấu nối các hệ thống, thiết bị điện trong công nghiệp, hệ điện công nghiệp.

Ứng dụng

Dây dẫn điện và dây cáp điện là đều có thể được sử dụng trong hoạt động dân sự và công nghiệp.

Điểm khác nhau

Để giúp quý vị và các bạn hình dung cụ thể hơn về những điểm khác biệt chính giữa dây dẫn điện và dây cáp điện, ADACO xin tổng hợp lại một số điểm khác biệt chính yếu giữa hai loại dây dẫn điện này trong bảng dưới đây như sau:

Đặc điểm so sánh Dây dẫn điện Dây cáp điện
Cấu tạo Thường có một lõi và lớp bọc đơn giản (có 1 hoặc 2 lớp). Nhiều lõi và lớp vỏ bảo vệ phức tạp hơn, một số loại còn được cấu tạo bởi những chất liệu đặc biệt hơn, giúp đảm bảo khả năng chống chịu của dây cáp điện trước các yếu tố ngoại lực, hoá chất,v.v.
Cách sử dụng Thích hợp cho các ứng dụng đơn giản, dễ lắp đặt. Đảm bảo an toàn cho người dùng, thiết bị điện. Thích hợp cho môi trường yêu cầu bảo vệ cao hơn. Một số loại còn được bọc thép để tăng cường khả năng bảo vệ lõi cáp khỏi ngoại lực và các tác nhân bên ngoài.
Ứng dụng Sử dụng trong các mạch điện thông thường. Sử dụng cho những mạch điện dân sự có công suất vừa và nhỏ. Điện thế tối đa từ 300 đến 500V. Thường dùng trong các hệ thống điện công nghiệp và truyền tải điện có cường độ dòng điện lớn và công suất điện áp lớn. Tối thiểu mức điện áp từ 0.6/1kV (điện hạ thế) hoặc điện áp từ 1kV đến 35kV (điện trung thế). Cá biệt, những thiết bị, hệ thống dây chuyền, máy móc sản xuất với công suất lớn trong công nghiệp cũng có thể sử dụng điện cao thế (điện áp >35kV).

Việc phân biệt giữa dây dẫn điện và dây cáp điện là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng điện. Mỗi loại dây đều có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng ứng dụng cụ thể. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn chi tiết, hãy liên hệ với ADACO qua hotline: 0888 12 15 18 để được hỗ trợ tốt nhất.

    Bạn có hài lòng với thông tin bài viết không?

    radio_5049

    Hài lòng

    radio_5050

    Không hài lòng

    Cảm ơn phản hồi của Bạn

    Vui lòng chia sẻ điều gì làm Bạn không hài lòng:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết khác

    Tìm hiểu về cáp điều khiển chống dầu và hóa chất: ứng dụng, ưu điểm và cách chọn vật liệu phù hợp cho môi trường công nghiệp hiện đại.
    Đo độ bền khi chịu lực kéo và độ giãn dài của vật liệu chế tạo vỏ cách điện theo tiêu chuẩn ISO/ICE là bước quan trọng để đánh giá chất lượng cáp điện có đáp ứng đủ điều kiện an toàn trong quá trình sử dụng thực tế. Trong bài viết này, mời quý vị và các bạn cùng ADACO tìm hiểu chi tiết về phương pháp đo độ bền chịu lực và độ giãn dài của vật liệu cách điện trên cáp điện công nghiệp.
    Tìm hiểu các tiêu chuẩn DIN quan trọng liên quan đến dây cáp điện và tầm quan trọng của chúng trong ngành công nghiệp điện.
    Dây điện vỏ bọc cao su: an toàn, bền bỉ, chịu va đập, chống chịu thời tiết khắc nghiệt, giảm thiểu rủi ro điện giật trong thi công và sử dụng.
    Bài viết này, ADACO sẽ trình bày quy trình thử nghiệm khả năng chịu nước của vỏ dây cáp điện, nhằm xác định tính phù hợp của vật liệu cáp khi ngâm lâu dài trong nước.
    Cùng đội ngũ Marketing của ADACO khám phá vật liệu dẫn điện, so sánh độ dẫn của bạc, vàng, đồng, nhôm và lý do những vật liệu dẫn điện trên chọn lựa trong ứng dụng thực tế dùng để sản xuất dây cáp điện và thiết bị điện.
    Kiểm tra điện trở cách điện của cáp điện là một bước quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho hệ thống điện. Quy trình này giúp phát hiện các vấn đề như rò rỉ điện, từ đó bảo vệ thiết bị và con người khỏi nguy cơ tai nạn. Việc thực hiện kiểm tra định kỳ không chỉ nâng cao độ tin cậy của hệ thống mà còn tiết kiệm chi phí bảo trì trong tương lai. Đảm bảo lớp cách điện luôn đạt tiêu chuẩn là cách hiệu quả để duy trì hiệu suất hoạt động của hệ thống điện.
    Cáp trung thế do ADACO phân phối, cung cấp giải pháp tối ưu cho hệ thống điện với độ bền cao và khả năng truyền tải hiệu quả.
    Kiểm tra độ bền của dây cáp điện khi chịu tác động mài mòn là quy trình thiết yếu để đảm bảo an toàn và hiệu suất hệ thống điện. Bài viết này ADACO sẽ trình bày quy trình thử nghiệm, tiêu chuẩn liên quan và tầm quan trọng của việc kiểm tra, nhằm bảo vệ người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm.