Tiêu chuẩn cáp điện chống cháy, đảm bảo an toàn và hoạt động của hệ thống PCCC hiệu quả

Tác giả : Tạ Hiếu
Ngày cập nhật
13/01/2025
Đánh giá bài viết

()

Vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy ngày càng trở nên nghiêm trọng khi số vụ cháy gia tăng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Do đó, yêu cầu về tiêu chuẩn và kỹ thuật cho các thiết bị phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là cáp điện chống cháy, đang được chú trọng. Cáp điện chống cháy, cáp báo cháy, và cáp chậm cháy trở thành những sản phẩm quan trọng trong việc đảm bảo quá trình vận hành cho các hệ thống báo cháy hoạt động hiệu quả. Hãy cùng ADACO đi vào tìm hiểu chi tiết về tiêu chuẩn cáp điện chống cháy và các tiêu chí đánh giá khả năng phòng cháy, chống cháy của cáp điện chống cháy.

Hiểu đúng về khái niệm cáp chống cháy

Cáp chống cháy ở đây không có nghĩa là loại cáp điện này không thể bị cháy hay chống lại các yếu tố cháy hoàn toàn. Thực tế, đặc tính của cáp chống cháy là khả năng khó bị cháy, hạn chế cháy lan ra và khả năng dẫn điện của dây cáp trong tình huống bị cháy (duy trì khả năng dẫn điện trong một khoảng thời gian nhất định khi bị cháy). Các yếu tố kỹ thuật trên của cáp chống cháy có thể được đánh giá theo từng cấp độ của loại cáp điện đó.

Tiêu chuẩn cáp điện chống cháy
Thử nghiệm theo tiêu chuẩn chống cháy cáp điện

Một số các tiêu chuẩn quốc tế và trên thế giới áp dụng để đánh giá sản phẩm cáp chống cháy

Một số tiêu chuẩn của cáp chậm cháy

  • Theo tiêu chuẩn CNS 11175: Cáp có đường kính ngoài ≤ 15mm, cấp chịu nhiệt là 300 độ C trong 15 phút và cáp có đường kính ngoài > 15mm, cấp chịu nhiệt 380 độ C trong 15 phút.
  • Theo tiêu chuẩn IEC 60332-1: Thử nghiệm lan truyền ngọn lửa theo phương thẳng đứng đối với dây đơn và cáp đơn cách điện. Khoảng cách cháy xém của vỏ bọc đo được từ đầu kẹp xuống phía dưới ≥ 50mm. Nếu áp dụng tiêu chuẩn IEEE 383 thì phần cháy không lan lên đỉnh.
  • Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-22 Loại A: thử nghiệm này đòi hỏi vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 7l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.
  • Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-23 Loại B: thử nghiệm này đòi hỏi vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 3.5l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.
  • Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-24 Loại C: thử nghiệm này đòi hỏi vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 1.5l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.
Tiêu chuẩn cáp điện chống cháy
Thử nghiệm đối với cáp điện chậm cháy theo tiêu chuẩn

Một số các tiêu chuẩn cáp điện chống cháy khác

  • VDE 0250-814: Tiêu chuẩn này quy định về cáp điện có khả năng chống cháy, bao gồm các yêu cầu cụ thể về vật liệu và thiết kế để giảm thiểu sự lan truyền của lửa.
  • VDE 0472-814: Đề cập đến cáp không chứa halogen và các yêu cầu về khả năng chống cháy, bao gồm các thử nghiệm liên quan đến sự phát thải khói và khí độc hại khi cháy.

Cấu tạo và ứng dụng của cáp điện chống cháy

Cấu tạo chung của cáp điện chống cháy tiêu chuẩn

Cáp điện chống cháy được thiết kế với 4 lớp chính, bao gồm: lõi đồng dẫn điện, lớp cách điện chống cháy bằng mica, lớp cách điện bằng nhựa XLPE và lớp bảo vệ LSZH. Tuy nhiên, đối với các loại cáp có tiết diện nhỏ hơn 6mm², lớp cách điện XLPE sẽ không được trang bị. Bên cạnh đó, các loại cáp không có lớp áo giáp bảo vệ sẽ không bao gồm lớp đệm bên trong và lớp bọc thép bên ngoài.

Tiêu chuẩn cáp điện chống cháy
Kiểm tra chống cháy đánh giá chất lượng vỏ ngoài cáp điện – tiêu chuẩn cáp điện chống cháy

Phân loại tiêu chuẩn cáp điện chống cháy phổ biến

Trên thị trường hiện nay, cáp điện chống cháy được chia thành hai loại chính:

  1. Cáp chống cháy thông thường: Lớp vỏ bọc ngoài làm từ FR-PVC hoặc FR-CL, được ký hiệu là Cu/Mica/XLPE/FR-PVC (viết tắt cấu tạo tiêu chuẩn của cáp điện chống cháy).
  2. Cáp chống cháy ít khói độc: Lớp vỏ bọc ngoài sử dụng chất liệu LSFH, ký hiệu là Cu/Mica/XLPE/LSFH.
Tiêu chuẩn cáp điện chống cháy
Tiêu chuẩn cáp điện chống cháy

Ứng dụng của cáp điện chống cháy tiêu chuẩn

Cáp điện chống cháy được sử dụng rộng rãi trong các công trình lớn, yêu cầu mức độ an toàn cao như: trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, khu chung cư cao cấp, resort, và sân bay. Đặc biệt, loại cáp này thường được ứng dụng trong các hệ thống điện quan trọng, bao gồm:

  • Hệ thống thoát hiểm.
  • Hệ thống báo cháy.
  • Đèn báo nguy khẩn cấp và báo lối thoát hiểm.
  • Hệ thống điện chính.
  • Thiết bị phun nước chữa cháy.
  • Các hệ thống dò tìm và thoát khói.

Lưu ý: Với những ưu điểm vượt trội về độ an toàn và khả năng chống cháy, cáp điện chống cháy đang dần trở thành giải pháp hàng đầu trong việc bảo vệ con người và tài sản tại các công trình hiện đại.

Tiêu chuẩn cáp điện chống cháy

Kết luận

Tiêu chuẩn cáp điện chống cháy không chỉ đảm bảo an toàn cho công trình mà còn bảo vệ tính mạng con người. Việc lựa chọn và sử dụng đúng loại cáp điện chống cháy là một yếu tố quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy, góp phần giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ.

    Bạn có hài lòng với thông tin bài viết không?

    radio_5049

    Hài lòng

    radio_5050

    Không hài lòng

    Cảm ơn phản hồi của Bạn

    Vui lòng chia sẻ điều gì làm Bạn không hài lòng:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết khác

    Cùng ADACO tìm hiểu về dây duplex nhôm bền bỉ, hiệu suất cao, là lựa chọn tối ưu cho mọi công trình điện dân dụng, máy móc công nghiệp nhẹ.
    Tìm hiểu các tiêu chuẩn DIN quan trọng liên quan đến dây cáp điện và tầm quan trọng của chúng trong ngành công nghiệp điện.
    Kiểm tra độ co ngót lớp cách điện trên dây cáp điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo lớp cách điện luôn ổn định ở trạng thái bao phủ dây dẫn điện bên trong cáp, tránh tình trạng hở dây do lớp cách điện co ngót, ảnh hưởng tới khả năng cách điện, gây phóng điện, rò rỉ điện. Vậy bài kiểm tra độ co ngót lớp cách điện trên cáp điện công nghiệp theo tiêu chuẩn ISO/ICE dựa trên tiêu chí nào? Hãy cùng ADACO tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
    Khi thực hiện nối dây điện 1 lõi, việc tuân thủ quy trình chuẩn là rất quan trọng. Nối dây đúng cách không chỉ giúp duy trì ổn định nguồn điện mà còn bảo vệ an toàn cho tính mạng, sức khỏe của người trực tiếp thao tác, làm việc với hệ thống điện và thiết bị sử dụng. Bài viết này, ADACO sẽ hướng dẫn chi tiết các phương pháp nối dây 1 lõi, bao gồm nối tiếp và phân nhánh, cùng với kỹ thuật thực hiện để đảm bảo độ bền và an toàn tối ưu.
    Cùng ADACO tìm hiểu chi tiết về dây điện 2 lõi, từ cấu tạo, phân loại đến ứng dụng và các lưu ý khi sử dụng. Cập nhật xu hướng mới về dây điện.
    Cáp dẹt cầu trục là loại cáp chuyên dụng, thiết kế mỏng và linh hoạt, phục vụ cho việc truyền tải điện và tín hiệu điều khiển trong các hệ thống cầu trục, cổng trục và băng chuyền. Với khả năng chịu lực tốt và độ bền cao, cáp dẹt giúp tối ưu hóa không gian lắp đặt và nâng cao hiệu suất vận hành. Cáp điện dạng dẹt cho cầu trục, cổng trục ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến trong ngành công nghiệp, đáp ứng nhu cầu vận hành an toàn và hiệu quả. Mời quý vị và các bạn.
    Khám phá đề tài điện trở cách điện của cáp, bao gồm các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp đo hiệu quả, đảm bảo tính an toàn.
    Dây tiếp địa là giải pháp an toàn giúp bảo vệ con người và thiết bị điện khỏi sự cố điện giật, sét đánh. Lựa chọn và bảo trì đúng cách đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.