Tổng quan về dây điện, dây cáp điện công nghiệp
Dây điện và dây cáp điện, là những phần thiết yếu trong hệ thống điện năng hiện đại. Chúng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải điện mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và an toàn của các thiết bị điện. Trong bối cảnh phát triển công nghệ ngày càng cao, việc hiểu rõ về các loại dây dẫn điện, cấu tạo, chức năng cũng như ứng dụng của chúng là điều cần thiết. Hãy cùng ADACO khám phá sâu hơn về thế giới của dây điện và những dòng cáp điện, ứng dụng cụ thể của chúng trong từng ngành, lĩnh vực.
Dây điện là gì?
Dây điện, dây cáp điện là loại dây lõi kim loại chuyên dụng được sử dụng cho mục đích truyền tải điện năng từ nguồn cấp tới các thiết bị trung gian để hiệu chỉnh dòng điện trước khi truyền tải tới các thiết bị tiêu thụ điện hoặc truyền tải trực tiếp tới các thiết bị tiêu thụ điện năng.
Cần phải xác định rõ dây cáp điện là loại dây lõi bằng kim loại được dùng cho mục đích truyền tải điện. Khác với dây cáp chịu lực thông thường, cũng được làm bằng kim loại nhưng mục đích và công năng của chúng chỉ dùng để chịu lực.
Thành phần cấu tạo của dây điện
Dây cáp điện đóng vai trò quan trọng trong hệ thống dẫn điện trong các công trình, kiến thức, cơ sở hạ tầng công cộng tới các nhà máy, xí nghiệp, máy móc chuyên dụng trong công nghiệp, Thành phần, cấu tạo của dây cáp điện nguồn gồm các thành phần sau:
- Dây nóng: dây nóng ở đây là các dây pha (dây truyền tải điện) mang dòng điện xoay chiều. Khi chạm vào cơ thể người hoặc động vật có thể khiến bị giật. Đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng nếu đó là dòng điện có điện thế hoặc điện áp cao. Vì vậy, người dùng cần phân biệt rõ giữa dây nóng dây nguội để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
- Dây lạnh: dây lạnh hay còn gọi là dây nguội, dây mát hoặc dây trung tính dây này thường không mang điện tích. Vì vậy, trên lý thuyết nếu vô tình chạm vào sẽ không gây giật và nguy hiểm cho người và động vật. Chính vì vậy, việc phân biệt và nhận biết màu sắc của dây nóng dây lạnh là rất quan trọng đề giảm thiểu nguy cơ tai nạn liên quan tới điện.
- Dây tiếp địa: dây tiếp địa hay còn gọi là dây nối đất, dây tiếp đất là loại dây giúp truyền tải bớt dòng điện từ có rò rỉ từ thiết bị hoặc đường dây truyền tải điện xuống mặt đất để tránh truyền điện sang các vật dẫn điện khác. Dây cáp tiếp mát giúp làm giảm nguy cơ gây nguy hiểm cho người dùng hoặc người làm việc tại khu vực lắp đặt dây điện.
- Lõi dây (conductor): lõi dây là phần trung tâm của dây dẫn (gồm dây nóng, dây lạnh, dây tiếp địa), thường được sản xuất từ nhôm hoặc đồng. Sử dụng các vật liệu trên làm lõi dây giúp đảm bảo tính dẫn điện tốt, độ bền và độ chịu nhiệt cao. Lõi dây của cáp điện thường là lõi dạng dây đơn đặc (solid wire) hoặc đa sợi (stranded wire).
- Lớp cách điện (Insulation): là lớp bọc bao quanh lõi dẫn điện, lớp cách điện ngăn dòng điện chạy ra bên ngoài. Tránh hiện tượng rò rỉ điện, truyền điện vào các vật dẫn điện có nguy cơ gây hại cho người dùng, người làm việc tại khu vực có dây điện cũng như cách thiết bị điện khác. Chất liệu lớp cách điện của dây dẫn điện thường được làm bằng PVC, XLPE, EPR hay các loại hợp chất silicon nhằm đảm bảo khả năng cách điện, độ cứng, độ đàn hồi và chống chịu trước các tác nhân gây hại cho vỏ cáp điện, độ bền cao.
- Lớp chống nhiễu (shielding – tùy loại dây cáp điện): lớp này thường được trang bị cho những loại cáp điện điều khiển chuyên dụng, Được sử dụng cho những thiết bị đòi hỏi khả năng vận hành ổn định và an toàn trong hầu hết các tình huống chẳng hạn như thang máy, thang cuốn, thang tải hàng, cầu trục, cổng trục,v.v. Những thiết bị hoạt động trong môi trường có nhiều nhiễu hoặc xung điện điện từ có thể gây ảnh hưởng tới độ chính xác và độ ổn định của dòng điện trong quá trình vận hành. Lớp chống nhiễu này được bọc quanh bên ngoài lớp cách điện, thường được làm bằng dây đồng bện hoặc các lá nhôm, sợi nhôm mỏng, giúp giảm nhiễu và tăng cường độ ổn định cho dây dẫn điện, tín hiệu điều khiển.
- Vỏ ngoài của cáp điện (jacket): vỏ bọc bên ngoài của dây cáp điện bảo vệ các dây lõi bên trong khỏi tác động của các tác nhân gây hại bằng vật lý, cơ học hoặc hóa học, nhiệt độ, độ ẩm, tia UV,v.v. Vỏ bọc ngoài cáp điện thường được làm bằng PVC, PE hoặc cao su tổng hợp cho độ bền cao, khả năng chống ăn mòn.
Đối với những loại dây cáp điện công nghiệp nặng, thường có cấu tạo phức tạp hơn. Điển hình như một số dòng dây cáp điện dùng trong ngành khai khoáng thường là dây điện 2 lớp vỏ (lớp cách điện cho dây dẫn – lớp vỏ bọc bên trong – lớp vỏ ngoài).
Quy tắc màu sắc các dây lõi trong dây điện, dây cáp điện
Đối với dây điện hệ điện 3 pha
Một số màu sắc của các dây lõi trong dây điện 3 pha có quy tắc phổ biến như sau:
- Pha A: Màu đỏ.
- Pha B: Màu trắng.
- Pha C: Màu xanh dương.
- Dây trung tính: Màu đen.
- Dây tiếp đất: Màu xanh lá sọc vàng.
Đối với dây điện cho hệ điện 1 pha
Một số màu sắc của các dây lõi trong dây điện 1 pha có quy tắc phổ biến như sau:
- Dây nóng: Màu đỏ.
- Dây trung tính: Màu đen/trắng/xanh.
Dây cáp điện dùng để làm gì ? Công dụng dây cáp điện?
Dây cáp điện không đơn thuần chỉ được sử dụng làm vật dẫn điện từ nguồn cấp tới các thiết bị trung chuyển và tiêu thụ điện năng. Một số loại dây cáp điện còn hỗ trợ chức năng điều khiển, truyền tín hiệu hình ảnh, âm thanh,v.v cho các thiết bị, máy móc trong lĩnh vực dân sự và công nghiệp. Sử dụng dây dẫn điện, dây cáp điện chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu trong những ngành công nghiệp đặc thù như khai khoáng, thiết bị nâng hạ (trong hậu cần logistics, cảng biển,v.v) giúp đảm bảo an toàn cũng như khả năng vận hành bền bỉ của các thiết bị, máy móc phục vụ quá trình sản xuất, hậu cần.
Phân loại dây cáp điện
Chắc hẳn, mọi người thường có những thắc mắc như: Dây cáp điện có những loại nào? Dây cáp điện có mấy loại? Có mấy loại dây cáp điện? Trong phần này, ADACO sẽ giải thích và phân loại dây cáp điện dựa theo những đặc điểm, cấu tạo và khả năng ứng dụng trong các ngành, lĩnh vực đặc thù mà dây cáp điện được thiết kế để phục vụ. Cụ thể, đối với dây điện và dây cáp điện (dcđ) thường được thiết kế để đáp ứng những yêu cầu truyền tải điện năng an toàn, hiệu quả phù hợp với ứng dụng cần sử dụng dây điện.
Với từng yêu cầu và ứng dụng, môi trường sử dụng, tiêu chuẩn kỹ thuật dây điện, cáp điện sẽ có những loại khác nhau với cấu tạo, chất liệu có đặc tính phù hợp để đáp ứng. Dưới đây là một số cách phân loại dây cáp điện, cáp điện mà ADACO đưa ra, mời quý vị và các bạn tham khảo:
Phân loại theo cấp điện áp trong hệ thống lưới điện
Hiện nay, dây điện được phân loại theo cấp điện áp của hệ thống lưới điện với ba cấp độ chính gồm: điện hạ thế, điện trung thế, điện cao thế. Vì vậy, trong ngành điện lực và các ngành công nghiệp có sử dụng các thiết bị, máy móc với công suất tiêu thụ điện khác nhau cũng sử dụng các loại dây điện, dây cáp điện để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng theo đặc thù cấp điện áp của từng ứng dụng, thiết bị. Ba loại dây cáp điện đáp ứng nhu cầu truyền tải điện năng cho mỗi hệ điện tương ứng với cấp lưới điện, bao gồm:
- Dây cáp điện hạ thế: loại cáp điện phổ biến được sử dụng trong các công trình, cơ sở hạ tầng dân dụng, công nghiệp và điện lực. Với cấp điện áp phổ biến từ 0.6 kV đến 1kV.
- Dây cáp điện trung thế: loại cáp điện được sử dụng với cấp điện áp cao hơn điện hạ thế, đáp ứng yêu cầu truyền tải điện với tín hiệu và nguồn điện áp từ 3kV đến 36kV (tại Việt Nam cáp điện trung thế các loại 24kV thường được sử dụng phổ biến do cấp điện áp trung thế theo quy định của hệ thống lưới điện tại Việt Nam tối thiểu từ 15kV).
- Dây cáp điện cao thế: dây cáp điện cao thế thường được sử dụng phổ biến trong ngành điện lực. Dây cáp điện cao thế thường là loại dây trần đi dây trên các cột điện sử dụng cơ chế “chuỗi cách điện” để đảm bảo khoảng cách an toàn trong quá trình vận hành lưới điện. Điện áp của đường dây điện cao thế tối thiểu từ 35kV.
Một số dòng cáp điện hạ thế ứng dụng trong công nghiệp do Feichun sản xuất hiện đang được phân phối tại ADACO, mời quý vị và các bạn tìm hiểu:
CÁP ĐIỆN HẠ THẾ
Phân loại theo pha điện
Hiện nay, dòng điện dân dụng hiện nay phổ biến là dòng 1 pha 220V. Còn trong công nghiệp, các thiết bị, máy móc sử dụng dòng điện 3 pha (380V). Kéo theo đó, chúng ta sẽ có những loại cáp điện một pha và dây điện 3 pha được sử dụng phổ biến trong dân dụng và công nghiệp. Trước đây, một số thiết bị cũng có loại sử dụng điện 2 pha, tuy nhiên chúng đã dần bị thay thế và chuyển đổi thành thiết bị dùng điện 3 pha hoặc điện 1 pha cho nên nhu cầu về dây cáp điện 2 pha cũng không còn nhiều.
Phân loại dây cáp điện theo cấu tạo
Phân loại dây điện, cáp điện theo số lõi dây bên trong cáp
Các loại dây điện sử dụng cho ứng dụng, mục đích, dòng điện khác nhau sẽ có cấu tạo khác nhau, phần lõi của cáp điện vì thế cũng sẽ có số lượng khác nhau tùy theo ứng dụng, chức năng của dây cáp điện, sẽ có loại:
- Dây cáp điện 1 lõi,
- Dây cáp điện 2 lõi,
- Dây cáp điện 3 lõi,
- Dây cáp điện 4 lõi,
- Dây cáp điện 5 lõi,
- Dây điện 6 lõi,
- Dây điện 7 lõi,
- Dây điện 8 lõi
Một số hình ảnh cụ thể về các loại dây cáp điện có số dây lõi khác nhau. Mời quý vị và các bạn tham khảo:
Điển hình là dòng cáp điện Type W sản xuất theo tiêu chuẩn ICEA/CAN với các phiên bản từ 1 lõi đến 5 lõi. Quý vị và các bạn có thể tham khảo tại đây.
Một số thiết bị đặc biệt như cầu trục, cổng trục, thang máy sử dụng các loại dây dẫn điện dạng dẹt hay còn gọi là cáp dẹt dùng làm cáp truyền tải điện và tín hiệu điều khiển cho cầu trục, cẩu trục, thang máy thường có là loại dây điện nhiều lõi, nhiều sợi với chức năng khác nhau. Cụ thể, thương hiệu Imatek có dòng cáp dẹt nhiều lõi như:
- Cáp dẹt điều khiển 3 lõi Imatek,
- Cáp dẹt điều khiển 4 lõi Imatek,
- Cáp dẹt điều khiển 8 lõi Imatek,
- Cáp dẹt điều khiển 10 lõi Imatek,
- Cáp dẹt điều khiển 12 lõi Imatek,
- Cáp dẹt điều khiển 13 lõi Imatek,
- Cáp dẹt điều khiển 16 lõi Imatek,
- Cáp dẹt điều khiển 20 lõi Imatek,
- Cáp dẹt điều khiển 24 lõi Imatek.
Ngoài ra, trong một số thiết bị nâng hạ đặc biệt, máy móc đặc thù cũng có thể yêu cầu sử dụng loại cáp dẹt điều khiển đặc biệt của Imatek với 36 lõi, bọc 2 lớp hoặc có thể gia cố bọc thép lưới. Chi tiết về các cấu hình cáp dẹt điều khiển cầu trục, thang máy. Quý vị và các bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây.
Phân loại theo chất liệu cấu tạo lõi dây
Các dây dẫn làm lõi dây cáp điện thường được làm từ các sợi nhôm hoặc đồng. Vì vậy, ta sẽ có các loại dây điện lõi nhôm hoặc dây điện lõi đồng. Ngoài ra, các dây cáp điện lõi đồng đôi khi cũng có thể mạ kẽm để chống lại quá trình oxy hóa nhanh do các tạp chất trong không khí, môi trường sử dụng hoặc oxi hóa tự nhiên sau một thời gian dài sử dụng.
Phân loại dây cáp điện theo chất liệu cấu tạo vỏ dây điện
Hiện nay trên thị trường, vỏ của dây cáp điện thường có cấu tạo từ các chất liệu cách điện cao được đặt tên thành nhóm sản phẩm dây cáp điện như:
- Dây điện vỏ bọc cao su: loại dây cáp điện có vỏ ngoài bọc cách điện hoặc lớp cách điện bên trong làm bằng hợp chất cao su tổng hợp, cao su trung hòa,v.v có thể kể đến một số hợp chất cao su được sử dụng phổ biến trong chế tạo cáp điện công nghiệp như dòng cao su EPR (cao su ethylene propylene) hay HEPR (hard grade propylene ethylene rubber).
- Dây cáp bọc nhựa: loại dây cáp điện được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp như PVC, XLPE, CPE, TPU,v.v.
Riêng đối với các loại cáp điện cao thế lại không sử dụng vỏ bọc cho dây cáp điện mà lại dùng dây dẫn trần vì cấp độ điện áp dòng điện rất lớn, lượng nhiệt sinh ra trong quá trình truyền điện trên dây cáp điện cũng vì thế mà có thể tích tụ, ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của đường dây trong quá trình truyền tải điện năng, cũng như đòi hỏi việc bảo dưỡng bảo trì phức tạp hơn so với sử dụng dây trần.
Phân loại dây cáp điện theo hình dáng vỏ ngoài
Chúng ta thường thấy các loại dây cáp điện dân dụng là loại cáp điện vỏ tròn (dây điện tròn). Ngoài ra, còn có một số loại dây cáp điện có kiểu dáng vỏ dây khác như:
- Dây dạng oval,
- Dây bọc cách dính.
Dưới đây là một số hình ảnh về các loại cáp điện có thiết vỏ ngoài phổ biến:
Tuy nhiên, trong công nghiệp và một số thiết bị máy móc, đòi hỏi sử dụng một số loại dây cáp điện có vỏ ngoài đặc biệt khác như kiểu cáp dẹt (vỏ ngoài dạng dẹt) với các sợi lõi được sắp xếp song song với nhau trong một vỏ cáp dạng dẹt).
Dựa theo độ cứng và độ đàn hồi của dây cáp điện
Khi nói đến dây cáp điện, ta thường nghĩ tới những loại dây cáp điện mềm, dẻo thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong một số ngành công nghiệp đòi hỏi khả năng chịu ngoại lực tác động, cũng như chống chịu trước những tác động của môi trường và các hóa chất, hợp chất có khả năng gây hại cho vỏ, ruột cáp ảnh hưởng tới hiệu suất truyền tải điện nên những loại dây điện mềm dân dụng thông thường không thể đáp ứng được. Đòi hỏi phần vỏ cáp điện phải được gia cố bằng những chất liệu có độ bền, độ cứng cao, khả năng chịu lực và các tác nhân gây hại tốt. Chẳng hạn như các loại dây cáp điện phục vụ công nghiệp khai khoáng, đường hầm thường là loại dây cáp điện 2 lớp vỏ.
Ngược lại, với những ngành công nghiệp có thiết bị, máy móc thường xuyên phải vận hành, di chuyển linh hoạt trong khu vực có phạm vi hoạt động lớn và cường độ cao như các thiết bị nâng hạ (cần cẩu, cầu trục, cẩu giàn,v.v) đòi hỏi các loại dây cáp điện có độ linh hoạt, mềm dẻo cao để có thể vận hành một cách trơn tru. Một số loại dây cáp mềm tiêu biểu trong ngành thiết bị nâng hạ có thể kể đến như: cáp dẹt điều khiển, cáp điện động lực dạng dẹt,v.v.
Phân loại theo tiết diện cáp điện
Dựa theo tiết diện (diện tích bề mặt ngang của dây cáp điện) mà ta có thể phân loại cáp điện thành các loại. Để phân loại cáp điện theo cấu hình thì ADACO sẽ phân loại theo tiết diện dây cáp điện với hai nhóm chính là dây điện nhỏ và dây điện to, cụ thể:
Đối với dây điện nhỏ là những loại dây điện như:
- Dây điện 0.5mm2,
- Dây điện 1.5mm2,
- Dây điện 2mm2,
- Dây điện 2.5mm2,
- Dây điện 4mm2,
- Dây điện 5mm2,
- Dây điện 6mm2,
- Dây điện 8mm2,
- Dây cáp điện 10mm2,
- Dây cáp điện 16mm2
Đối với dây điện to là những loại dây điện như:
- Dây điện 25mm2,
- Dây điện 35mm2,
- Dây cáp điện 50mm2,
- Dây cáp điện 95mm2,
- Dây cáp điện 120mm2,
- Dây cáp điện 240mm2
Đối với các loại dây cáp điện trong một số ngành công nghiệp nặng như khai khoáng, thường có tiết diện tối thiểu từ 16 đến 25mm2 trở lên. Tiết diện tối đa có thể lên tới 300mm2 (tùy loại) hoặc hơn tùy theo yêu cầu sử dụng, thiết kế của khách hàng.
Phân loại theo cấu hình cáp điện
Cấu hình cáp điện ở đây được xét dựa theo số lõi cáp và tiết diện dây cáp, chẳng hạn như:
Đối với dòng cáp điện lõi đơn (cáp điện 1 lõi), ta có một số cấu hình dây cáp điện phổ biến như:
- Dây điện 1×2.5mm2 (hay còn gọi là cáp điện 1×2.5),
- Dây cáp điện 1×1.5mm2 (gọi tắt là cáp điện 1×1.5),
- Dây điện 1x4mm2 (gọi tắt là cáp điện 1×4),
- Dây điện 1x6mm2 (gọi tắt là cáp điện 1×6)
Đối với dòng cáp điện lõi đôi (cáp điện 2 lõi), ta có một số cấu hình dây cáp điện phổ biến như:
- Cáp điện 2×0.5 (tương đương cấu hình dây 2×0.5mm2),
- Cáp điện 2×0.75 (tương ứng cấu hình dây điện 2×0.75mm2),
- Cáp điện 2×1 (tương ứng cấu hình dây điện 2x1mm2),
- Cáp điện 2×1.5 (tương ứng cấu hình dây điện 2×1.5mm2),
- Cáp điện 2×2.5 (tương ứng cấu hình dây điện 2×2.5mm2),
- Cáp điện 2×4 (tương ứng cấu hình dây điện 2x4mm2),
- Cáp điện 2×6 (tương ứng cấu hình dây điện 2x6mm2),
- Cáp điện 2×8 (tương ứng cấu hình dây cáp điện 2x8mm2),
- Cáp điện 2×10 (tương ứng cấu hình dây điện 2x10mm2),
- Cáp điện 2×16 (tương ứng cấu hình dây điện 2x16mm2)
Đối với dòng cáp điện 4 lõi , ta có một số cấu hình dây cáp điện phổ biến như:
- Cáp điện 4×1.5mm2,
- Cáp điện 4×2.5mm2,
- Cáp điện 4x4mm2,
- Cáp điện 4x6mm2,
- Cáp điện 4x10mm2,
- Cáp điện 4x16mm2,
- Cáp điện 4x25mm2,
- Cáp điện 4x35mm2,
- Cáp điện 4x50mm2
Phân loại theo lĩnh vực, ngành ứng dụng dây cáp điện
Dựa theo ứng dụng và nhu cầu sử dụng thực tế hiện nay, dây cáp điện được phân làm các nhóm như: dây điện dân dụng, dây cáp điện công nghiệp. Bên trong các nhóm cáp điện này sẽ có nhiều nhóm cáp điện khác được phân loại theo lĩnh vực, ngành mà dây cáp điện được sản xuất để đáp ứng nhu cầu sử dụng đặc thù. Chẳng hạn, đối với dây cáp điện công nghiệp ta sẽ có những loại cáp điện như:
- Dây điện ngành xây dựng: chẳng hạn cáp điện cho cần cẩu tháp, cáp điện cho máy khoan hầm ngầm, v.v).
- Dây cáp ngành điện lực: dây cáp đường dây truyền tải điện (loại dây cáp trần bằng nhôm) theo cấp điện áp của hệ thống lưới điện: cáp điện cao thế, dây cáp điện trung thế, dây điện hạ thế. Điểm đặc biệt của dây cáp điện cho đường dây truyền tải điện cao thế là sử dụng loại dây cáp trần bằng nhôm vặn xoắn hoặc được bện với nhau. Khá giống với cấu trúc của các loại cáp chịu lực thông thường.
- Dây cáp điện ngành hàng hải: ngành hàng hải có những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng vật liệu cấu tạo của cáp điện như các chất ăn mòn, yếu tố ngoại lực tác động (do sóng biển, các dòng nước,v.v). Chính vì vậy, việc sử dụng cáp điện phục vụ ngành hàng hải đòi hỏi dây cáp điện phải đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật đặc biệt về khả năng chống chịu trước các tác nhân bên ngoài. Một số dòng cáp điện chuyên dụng được sản xuất phục vụ ngành hàng hải có thể kể đến như cáp biển ngoài khơi (offshore cable), cáp dữ liệu đường biển (Data marine Cables).
- Dây cáp viễn thông: cáp viễn thông hay dây cáp điện viễn thông có cấu tạo từ các sợi cáp đồng hoặc cáp quang. Hiện nay, cáp viễn thông trên thị trường Việt Nam rất phổ biến vì nhu cầu sử dụng lớn trong dân dụng.
- Trong ngành tự động hóa, máy móc tự động: trong thời kỳ tiệm cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các nhà máy, dây chuyền sản xuất ngày càng được tự động bằng hệ thống máy móc và robot, giúp tiết kiệm thời gian xử lý và gia tăng năng suất. Kéo theo đó là nhu cầu sử dụng, thay thế các loại dây cáp điện robot vì thế cũng bắt đầu phát sinh.
Phân loại theo chức năng của dây điện
Dựa theo chức năng và tính ứng dụng của dây cáp điện trong hệ thống điện, thiết bị, máy móc,v.v, ta cũng có thể phân loại dây cáp điện theo các chức năng của dây cáp, chẳng hạn:
Dây cáp điện điều khiển
Trong dân dụng, cáp điện điều khiển được dùng làm dây truyền tín hiệu điện điều khiển cho các hệ thống, máy móc. Ví dụ như: cáp dẹt cầu trục, cáp dẹt thang máy Imatek.
Trong công nghiệp, có những loại dây cáp điện điều khiển công nghiệp được thiết kế chuyên dụng sử dụng tương ứng với các ứng dụng cụ thể như:
- Dây cáp điều khiển cho ứng dụng kéo dây trong công nghiệp (dùng cho các thiết bị nâng hạ như cầu trục, cổng trục, cẩu giàn,v.v),
- Dây cáp điều khiển cho ứng dụng cuộn dây trong công nghiệp (dùng cho các thiết bị, máy móc dùng rulo cuốn, cuộn cáp như cần cẩu giàn tải trọng lớn tại các cảng biển, các máy móc như máy khoan, máy múc, máy xúc hoạt động trong ngành khai khoáng và xây dựng,v.v).
Dây cáp truyền tải điện
Vì sản phẩm dây cáp điện dân dụng thông thường chỉ có chức năng truyền tải điện với các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản, đáp ứng yêu cầu an toàn điện thông thường nên tại đây chúng ta sẽ không phân tích sâu vào chúng.
Đối với các ứng dụng và thiết bị máy móc trong công nghiệp, dây cáp điện có cấp độ an toàn dựa theo các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau, nên một số loại dây cáp truyền tải điện được phân loại thành các nhóm khác nhau như:
- Dây cáp truyền tải điện cho cho ứng dụng kéo dây trong công nghiệp,
- Dây cáp truyền tải điện cho cho ứng dụng cuộn dây trong công nghiệp,
- Dây cáp nối giữa thiết bị sử dụng điện với nguồn cấp trung gian,
- Dây cáp nối cơ động cho thiết bị trong công nghiệp.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin tổng quan về dây điện, dây cáp điện công nghiệp. Hi vọng sẽ giúp quý vị và các bạn có thêm những thông tin hữu ích và đánh giá được những tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật cần lưu tâm khi lựa chọn loại dây điện, dây cáp điện công nghiệp phù hợp cho nhu cầu sử dụng của đơn vị mình đang công tác, hoạt động hay cho gia đình, mái ấm của mình thêm an toàn.
Hãy theo dõi ADACO trên các nền tảng mạng xã hội để cập nhật những tin tức mới nhất về dây cáp điện, thị trường dây cáp điện.