Thử nghiệm khả năng chịu nước của vỏ dây cáp điện: Quy trình và tiêu chuẩn

Tác giả : Tạ Hiếu
Ngày cập nhật
13/01/2025
Đánh giá bài viết

()

Thử nghiệm khả năng chịu nước là một bước quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và độ bền của vỏ cáp điện. Việc xác định xem vật liệu có thể chịu được điều kiện ngâm lâu dài trong nước sẽ giúp đảm bảo an toàn và hiệu suất trong quá trình sử dụng. Hãy cùng ADACO tìm hiểu chi tiết về quy trình thử nghiệm khả năng chịu nước của vỏ dây cáp điện đáp ứng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 về thử nghiệm các sản phẩm dây cáp điện trong phòng thí nghiệm và tiêu chuẩn Châu Âu – BS EN 60811-501.

Quy trình tiến hành thử nghiệm

Quy trình tiến hành bài kiểm tra khả năng chịu nước của vỏ dây cáp điện sau khi ngâm trong nước một thời gian dài như sau:

Chuẩn bị mẫu thử nghiệm khả năng chịu nước của vỏ dây cáp điện

Để thực hiện thử nghiệm, cần lấy bốn bộ ba mẫu hình quả tạ từ vỏ cáp đã chọn. Các mẫu này sẽ được xử lý trong bảy ngày ở nhiệt độ (20 ± 2)°C và độ ẩm tương đối (50 ± 5)%.

Thử nghiệm khả năng chịu nước của vỏ dây cáp điện
Mô phỏng thử nghiệm ngâm dây cáp điện trong nước

Tiến hành ngâm mẫu dây cáp điện

Sau khi xử lý, một bộ mẫu sẽ được cân với độ chính xác 0,1mg và ngâm trong nước sạch ở nhiệt độ (50 ± 2)°C trong 100 ngày. Sau khi lấy ra, mẫu sẽ được xử lý trong 16 giờ ở nhiệt độ (20 ± 5)°C và độ ẩm tương đối (50 ± 5%).

Đo lường và phân tích kết quả mẫu thử

Khối lượng tăng sau khi ngâm không được lớn hơn 40% khối lượng mẫu trước khi ngâm. Ba bộ mẫu còn lại sẽ được sử dụng để xác định độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt của cáp trong các điều kiện thử nghiệm khác nhau.

Thử nghiệm khả năng chịu nước của vỏ dây cáp điện
Các biểu mẫu và thông số đo lường cho bài kểm tra khả năng chống nước của dây cáp điện sau khi ngâm nước

Kết quả thử nghiệm

Kết quả thử nghiệm sẽ được so sánh giữa các mẫu không ngâmcác mẫu đã ngâm trong nước sạch ở nhiệt độ (50 ± 2)°C trong 28 ngày100 ngày. Độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt sẽ được tính toán, và sự thay đổi giữa 28 ngày ngâm và 100 ngày ngâm cần đạt giá trị lớn hơn hoặc bằng các tiêu chuẩn đã quy định.

Kết luận

Thử nghiệm khả năng chịu nước là một phần thiết yếu trong quy trình kiểm tra chất lượng vỏ cáp điện. Việc tuân thủ đúng quy trình và tiêu chuẩn sẽ giúp đảm bảo rằng sản phẩm có thể hoạt động hiệu quả trong các điều kiện môi trường khác nhau. Kết quả thử nghiệm không chỉ giúp đánh giá độ bền của cáp mà còn cung cấp thông tin quan trọng cho việc cải tiến chất lượng sản phẩm trong tương lai.

    Bạn có hài lòng với thông tin bài viết không?

    radio_5049

    Hài lòng

    radio_5050

    Không hài lòng

    Cảm ơn phản hồi của Bạn

    Vui lòng chia sẻ điều gì làm Bạn không hài lòng:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết khác

    Dây cáp điện XLPE: Đặc điểm, ưu điểm và ứng dụng trong công nghiệp. Hãy cùng ADACO khám phá lý do XLPE là lựa chọn hàng đầu cho các giải pháp cách điện.
    Dây điện 2 lớp vỏ là một trong những sản phẩm quan trọng trong ngành điện, kỹ thuật điện và điện tử. Loại dây điện 2 lớp vỏ được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng dân dụng và công nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng ADACO tìm hiểu tổng quan về một số loại dây điện bọc 2 lớp, dây điện đôi 2 lớp vỏ, cùng với những lợi ích và ứng dụng trong thực tiễn của chúng.
    Cáp điện bọc giáp kim loại - giải pháp tăng cường độ an toàn, bền bỉ, phù hợp cho công trình, thiết bị vận hành. Đảm bảo hiệu suất hoạt động và bảo vệ tối ưu.
    Hãy cùng ADACO khám phá dây điện CXV: cấu tạo, ứng dụng và ưu điểm nổi bật trong hệ thống điện công nghiệp và dân dụng. Tìm hiểu ngay!
    Kiểm tra độ co ngót lớp cách điện trên dây cáp điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo lớp cách điện luôn ổn định ở trạng thái bao phủ dây dẫn điện bên trong cáp, tránh tình trạng hở dây do lớp cách điện co ngót, ảnh hưởng tới khả năng cách điện, gây phóng điện, rò rỉ điện. Vậy bài kiểm tra độ co ngót lớp cách điện trên cáp điện công nghiệp theo tiêu chuẩn ISO/ICE dựa trên tiêu chí nào? Hãy cùng ADACO tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
    Khám phá các vật liệu dẫn điện như đồng, nhôm, và cáp quang, cùng với ứng dụng và đặc tính của chúng trong sản xuất dây cáp điện.
    Cáp điện thành phần quan trọng giúp truyền tải điện năng từ nguồn đến thiết bị. Cáp điện được chế tạo từ các vật liệu dẫn điện như đồng hoặc nhôm, với nhiều loại và kích thước khác nhau để phục vụ cho các ứng dụng cụ thể. Tìm hiểu về dây dẫn điện nói chung và những ứng dụng rộng rãi của các loại dây cáp điện trong những ngành, lĩnh vực cụ thể trong đời sống.
    Kiểm tra độ cứng Shore A được thực hiện theo tiêu chuẩn ASTM D2240, ISO 868 & ISO 7619-1 và chỉ định phương pháp xác định độ cứng vết lõm cho cao su và nhựa mềm bằng Máy đo độ cứng sử dụng 'Thang đo A' trong phạm vi độ cứng được định danh. Điều này đặc biệt áp dụng cho dòng cáp cao su mềm của dòng cáp điện có vỏ ngoài bọc bằng cao su.
    Cáp tín hiệu điều khiển dùng trong ngành chế biến thực phẩm và đồ uống là linh kiện nhỏ trong hệ thống dây chuyền sản xuất nhưng đóng vai trò quan trọng trong giúp hệ thống, máy móc, dây chuyền sản xuất ngành F&B.