Tổng quan về đi dây điện và các cách đi dây điện trong nhà
Đi dây điện là một trong những việc quan trọng, thiết lập đường dây, hệ thống truyền tải điện cho công trình, thiết bị,v.v để đảm bảo khi đi vào vận hành, toàn bộ các hệ thống và thiết bị đều có thể hoạt động và vận hành một dòng điện đầy đủ và ổn định, không xảy ra tình trạng hay sự cố liên quan tới điện. Vậy cụ thể đi dây điện có những cách nào? Những vấn đề và yếu tố kỹ thuật nào cần lưu ý trước – trong và sau khi tiến hành đi dây điện cho công trình, thiết bị? Mời quý vị và các bạn cùng ADACO đi vào tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết nội dung bài viết, ADACO xin khuyến cáo những độc giả sau nên tìm hiểu kỹ và đọc thêm về các bài viết liên quan tới chủ đề này như: người đang có dự định xây nhà, cần sửa chữa lại nhà ở và hệ điện trong nhà, những người cần biết thêm và hiểu cách đi dây điện trong nhà sao cho an toàn và đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tại sao đi dây điện đúng kỹ thuật lại quan trọng?
Việc đi dây điện đúng như đã nói ở trên, đóng vai trò then chốt, nhằm đảm bảo:
- An toàn điện, tránh rủi ro cháy nổ.
- Nâng cao thẩm mỹ và tối ưu hóa không gian sống cho ngôi nhà, công trình và thiết bị của bạn.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng và kỹ thuật.
Nguyên tắc chung khi đi dây điện trong nhà
Khi đi dây điện trong nhà, có một số nguyên tắc cơ bản mà bạn cần lưu ý:
- An toàn: Đảm bảo rằng tất cả các kết nối đều an toàn và cách xa các nguồn nước.
- Tiêu chuẩn đi dây điện: Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để tránh rủi ro về điện.
- Dễ dàng bảo trì: Thiết kế hệ thống dây điện sao cho dễ dàng kiểm tra và sửa chữa khi cần thiết.
Các phương pháp đi dây điện
Hiện nay, các kiểu đi dây điện trong nhà phổ biến mà ADACO tổng hợp được, có thể kể đến như:
Đi dây tủ điện
Đi dây tủ điện là bước đầu tiên và quan trọng. Tủ điện cần được đặt ở vị trí dễ tiếp cận và có đủ không gian cho các thiết bị điện khác có thể hoạt động.
Đi dây âm tường
Đi dây điện âm tường là phương pháp giúp bảo vệ dây điện khỏi hư hỏng và tạo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Nguyên tắc và kỹ thuật đi dây điện âm tường: Dây điện phải được luồn vào các ống dẫn để bảo vệ.
- Hướng dẫn luồn dây điện âm tường: Đục tường theo chiều dọc để tạo lối cho dây điện.
- Sơ đồ đi dây điện âm tường cho nhà cấp 4: Vẽ sơ đồ trước khi thực hiện để đảm bảo tính chính xác.
Đi dây điện dưới nền nhà
Đi dây điện dưới nền nhà có thể là một lựa chọn tốt, nhưng bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng một số yếu tố trước khi quyết định có nên đi dây điện dưới nền nhà, cụ thể như: Có nên đi dây điện dưới nền nhà không? Tại sao cần đi dây ngầm dưới sàn nhà? Nếu thực hiện đi dây ngầm dưới sàn nhà, ta cũng cần lựa chọn sử dụng dây điện chuyên dụng để tránh hư hỏng do ẩm ướt.
Đi dây điện ngoài trời
Đi dây điện ngoài trời cần phải sử dụng loại dây điện chịu được thời tiết và có độ bền cao. Thông thường trong công trình nhà ở dân dụng, việc đi dây ngoài trời thường áp dụng cho những khu vực như sân vườn rộng (chẳng hạn như villa, biệt thự, khu dân cư có sân chung rộng nhiều cây cối,,v.v. Hoặc những khu vực trồng cây ăn quả đặc thù, thường xuyên cần phải chiếu sáng để bổ sung ánh sáng để kích thích quá trình tăng trưởng của cây ra hoa kết quả sớm như vườn trồng thanh long,v.v.
Đi dây điện nổi
Đi dây điện nổi là lựa chọn phổ biến cho những không gian không thể đi âm tường.
Ngoài ra, có một mẹo hướng dẫn đi dây điện nổi trong nhà được ứng dụng thực tế trong nhiều công trình dân sự. Đó là sử dụng ống nhựa PVC để bảo vệ dây điện và tạo tính thẩm mỹ.
Chọn loại dây cáp điện phù hợp
Việc chọn dây điện đúng loại là rất quan trọng, dưới đây là một số lưu ý trong quá trình lựa chọn dây cáp điện phù hợp để đi dây điện trong nhà:
Dây điện đi trong nhà dùng loại nào?
Nhiều anh chị chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà ở riêng thường có chung một thắc mắc là nên chọn dây điện có tiết diện phù hợp với tải điện của các thiết bị điện dân dụng. Dưới đây là một số gợi ý dựa theo kinh nghiệm đi dây điện trong nhà của một số anh chị kỹ thuật công trình chuyên thi công hệ điện dân dụng cho gia đình và lưu ý được đội ngũ Marketing của ADACO tổng hợp lại để giải đáp cho vấn đề trên như sau:
- Dây dẫn cho đèn chiếu sáng: Nên sử dụng loại dây dẫn Cu/PVC 1×1,0mm² cho các loại đèn trong nhà. Loại dây này đảm bảo khả năng dẫn điện tốt và an toàn cho hệ thống chiếu sáng.
- Dây dẫn cho thiết bị điện áp cao: Đối với các thiết bị tiêu thụ điện lớn như điều hòa, bình nóng lạnh và tủ lạnh, hãy chọn dây dẫn Cu/PVC 1×2,5mm². Dây dẫn này giúp giảm thiểu rủi ro quá tải và đảm bảo hoạt động ổn định.
- Chống sét và tiếp đất: Để bảo vệ hệ thống điện trong nhà khỏi hiện tượng sét đánh, cần thiết kế hệ thống tiếp đất bằng cách đóng các cọc tiếp đất.
- Lắp đặt dây dẫn trong ống SP: Tất cả dây dẫn điện nên được luồn trong ống SP (ống luồn dây dẫn điện) và đi ngầm trong tường và trần nhà. Điều này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn bảo vệ dây dẫn khỏi các tác động bên ngoài.
- Tách biệt đường dây điện và cáp tín hiệu: Đường dây dẫn điện sinh hoạt không nên đi chung với các loại dây cáp tín hiệu để tránh nhiễu tín hiệu và đảm bảo an toàn.
- Chiều cao lắp đặt thiết bị: Tủ điện và hộp kỹ thuật cần được lắp đặt cách sàn ít nhất 1,4m. Công tắc bật đèn nên đặt cách sàn 1,2m, trong khi ổ cắm điện nên được bố trí cách sàn 0,4m để thuận tiện cho việc sử dụng.
- Khoảng cách dây dẫn điều hòa: Đối với dây dẫn chờ cho cục lạnh điều hòa, cần đặt cách trần 0,4m. Cục nóng điều hòa nên được lắp đặt cách tường dưới 0,2m để đảm bảo thông thoáng và hiệu quả làm mát.
Chú ý: Đối với việc lựa chọn dây điện đi âm tường ta có cần chọn dây điện cần có khả năng chống cháy và độ bền cao. Quý vị và các bạn có thể tham khảo các loại dây cáp điện chống cháy của Imatek.
Các phụ kiện hỗ trợ đi dây điện trong nhà
Hiện nay, một số phụ kiện bổ trợ cho thi công và đi dây điện, cáp điện cho hệ điện trong nhà có thể kể đến như: thang cáp, thang máng cáp, ống luồn dây, ống đi dây,v.v.
Nguyên tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật đi dây điện trong nhà cần lưu ý
Lựa chọn dây cáp điện phù hợp với mục đích sử dụng (nếu nhu cầu của quý vị và các bạn đơn thuần là sử dụng dây cáp điện để truyền tải điện dùng trong các công trình dân dụng, có thể sử dụng các loại dây cáp điện của Cadivi, Cadisun.
Dưới đây là một số nguyên tắc đi dây điện trong các công trình dân dụng, mời quý vị và các bạn tham khảo:
Nguyên tắc đi dây điện âm tường
Hiện nay đối với cách đi dây điện âm tường, ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không đặt dây cáp điện gần các nguồn nhiệt, các khu vực có nguồn nhiệt thường xuyên.
- Sử dụng ống luồn dây, để dễ dàng bảo vệ và bảo trì về sau.
- Không đi dây chồng chéo hoặc đè nén lên nhau hoặc các vật dẫn điện, dẫn nhiệt.
Nguyên tắc đi dây điện nổi trong nhà
- Đi dây dọc hoặc ngang theo đường thẳng để dễ quản lý và bảo dưỡng.
- Đảm bảo dây điện không gây nguy hiểm cho các hoạt động sinh hoạt.
Đối với những công trình, thiết bị phục vụ công nghiệp cần thiết lập hệ thống điện, hệ thống điều khiển cho máy móc, thiết bị có thể sử dụng dây cáp điều khiển Imatek, Sangjin,…các loại cáp điều khiển có tiêu chuẩn chống cháy, chống nhiễu.
Hướng dẫn đi dây điện trong nhà cấp 4 và nhà cao tầng
Lưu ý khi tiến hành đi dây cấp điện cho nhà cấp 4, căn hộ
Trước khi tiến hành đi dây điện cho nhà cấp 4 hay nhà dân dụng, ta cần lưu ý và chuẩn bị:
- Chuẩn bị sơ đồ đi dây điện nhà cấp 4.
- Vẽ sơ đồ điện chi tiết trước khi thi công.
- Tính toán vị trí ổ cắm, công tắc, và các thiết bị điện trong nhà.
Lưu ý khi tiến hành đi dây điện âm tường cho nhà cấp 4
- Chọn dây bọc chống cháy chất lượng cao, chẳng hạn như các loại dây cáp điện bọc chống cháy, cáp điều khiển chống nhiễu (đối với các hạng mục cần sử dụng các thiết bị báo cháy, báo động,v.v).
- Ngoài ra, để gia tăng khả năng chịu lực, ta có thể sử dụng thêm các loại ống đi dây, ống nhựa PVC có khả năng chịu lực tốt.
Quy cách đi dây điện nổi trong gia đình
Đi dây điện nổi là cách lắp đặt hệ thống dây điện nổi trên bề mặt tường hoặc trần nhà. Thông thường, dây điện sẽ được luồn vào ống gen nhựa để đảm bảo an toàn trong trường hợp có đoạn dây bị hở, rách sau một thời gian dài sử dụng. Cụ thể, dưới đây là một sô cách đi dây điện nổi trong nhà chi tiết mà đội ngũ của ADACO đúc kết lại như sau:
Bước 1: Tiến hành xác định vị trí cần đi dây điện nổi
Thông thường, bước này cần do kỹ thuật viên có kinh nghiệm thiết kế mạch điện trong nhà tiến hành khảo sát nhu cầu của gia chủ. Sau đó, ta cần căn cứ vào mạch điện đã được vẽ bởi kỹ thuật viên mà tiến hành đi dây điện sao cho phù hợp.
Bước 2: Lựa chọn đường ống đi dây điện toàn diện cho hệ điện nổi
Một điều cần lưu ý là khi lựa chọn đường ống đi dây điện ta cần chọn loại ống luồn dây sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và lắp đặt.
Bước 3: Tiến hành đi dây và luồn dây vào ống
Bước này ta tiến hành luồn dây và đi dây vào ống đã được lắp đặt trên tường mà bạn và kỹ thuật điện đã chọn ở bước số 2 trên.
Bước 4: Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống mạch điện
Sau khi hoàn thiện quá trình đi dây điện nổi, ta cũng cần chú ý tới các kết nối nguồn điện, để từ đó xem xét và kiểm tra nguồn điện đã hoạt động ổn định hay chưa. Nếu có vấn đề cần ngắt dòng điện và để kỹ thuật điện tiến hành điều chỉnh nếu có vấn đề trục trặc liên quan tới kỹ thuật hệ điện xảy ra.
Quy cách đi dây điện âm tường trong nhà
Bước 1: Xác định vị trí dự định lắp đặt các thiết bị trong nhà
Điều đầu tiên ta cần vạch ra là phải định hình và xác định xem vị trí nào sẽ là nơi mà bạn và các thành viên trong gia đình muốn lắp đặt các thiết bị thường xuyên cố định (như tủ lạnh, tivi, điều hoà, máy giặt, quạt treo tường, quạt trần,..) và ổ cắm. Điều này giúp ta có thể vạch ra một sơ đồ lắp đặt hệ thống dây dẫn điện một cách hợp lý, đảm bảo tính khả thi và tiện lợi trong quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị sao cho khoa học.
Bước 2: Tiến hành phác thảo và vẽ sơ đồ đi dây điện âm tường
Sơ đồ đi dây điện âm tường không chỉ giúp chúng ta xác định kỹ thuật cho hệ thống điện âm tường mà còn giúp ta tính toán được đường đi dây dẫn điện dự kiến có hợp lý hay chưa, giúp tính toán được lượng dây sẽ dùng và đáp ứng nhu cầu phân phối điện tới các khu vực và thiết bị trong gia đình một cách hợp lý.
Bước 3: Thiết kế các rãnh trên tường, trần nhà
Dựa vào sơ đồ kỹ thuật đã lập ở trên, hãy sử dụng bút hoặc phấn để đánh dấu các đường và vị trí sẽ đi dây dự kiến trên tường hoặc trần nhà. Tiếp đó, ta tiến hành dùng khoan điện và máy cắt để tạo ra các rãnh đi ống luồn dây cần thiết.
Bước 4: Đặt ống luồn dây
Sau khi tiến hành tạo rãnh ở bước 3 nêu trên xong, nhằm đảm bảo độ chắc chắn, bạn cũng có thể cố định các ống dẫn dây bằng dây kẽm kết hợp các điểm bắn đinh vít cố định trên tường hoặc dùng các loại kẹp giữ ống chuyên dụng.
Bước 5: Tiến hành luồn dây điện vào ống đi dây
Sau quá trình lắp đặt ống xong, cần tiến hành luồn dây điện vào bên trong ống. Ở bước này ta cần chú ý, việc đi dây thường được tiến hành khi gắn ống lên các rãnh tường để thuận tiện hơn cho quá trình tiến hành đi dây.
Bước 6: Nghiệm thu và hoàn thiện hệ điện công trình
Sau khi hoàn tất các bước trên, ta có thể tiến hành bật nguồn điện để kiểm tra xem hệ thống điện hoạt động ổn định chưa và có cần điều chỉnh lại gì không. Nếu sau khi nghiệm thu và hệ điện vận hành ổn định thì có thể tiến hành dùng hồ, vữa để trát lại các rãnh đi dây trên tường và tiến hành sơn phủ bề mặt trên các rãnh đi dây trên tường để hoàn thiện công trình.
Một số kinh nghiệm và mẹo đi dây điện hiệu quả
Trong quá trình tiến hành đi dây cho hệ điện dân dụng, nhà cấp 4 có một số mẹo và kinh nghiệm sau được đội ngũ Marketing của ADACO tổng hợp lại như sau:
- Sử dụng màu sắc dây điện để phân biệt (dây nóng, dây nguội, dây tiếp đất).
- Gắn nhãn vị trí từng mạch điện để dễ bảo trì.
- Sử dụng các thiết bị đo điện để kiểm tra an toàn trước khi đưa vào hoạt động.
Kết luận
Đi dây điện trong nhà không chỉ yêu cầu kỹ thuật mà còn cần tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn để đảm bảo hệ thống điện vận hành hiệu quả. Hãy lựa chọn phương pháp đi dây phù hợp với nhu cầu và thực hiện đúng quy trình để tránh những rủi ro không đáng có.