Cách sử dụng dây dẫn điện và dây cáp điện chuẩn (cập nhật 2024)

Tác giả : Ngô Minh
Ngày cập nhật
13/01/2025
Đánh giá bài viết

()

Với nhu cầu công nghiệp hoá – hiện đại hoá này càng tăng kéo theo đó là nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng – hệ thống điện cũng tăng theo, đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng dây cáp điện cũng vì thế mà gia tăng theo. Tuy nhiên, để hiểu cách sử dụng dây dẫn điện và dây cáp điện lại là câu chuyện về việc gia tăng nhận thức và tính cẩn trọng của người lao động, người tiêu dùng. Điều này góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo an toàn tính mạng cho người dùng lẫn hiệu quả sử dụng và vận hành của hệ thống điện. Mời quý vị và các bạn cùng ADACO tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng dây dẫn điện trong bài viết này.

Dây dẫn điện là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng dây dẫn điện, ADACO xin điểm lại với quý vị một chút về khái niệm dây dẫn điện để giúp để chúng ta có cái nhìn tổng quan về vấn đề: Dây dẫn điện là tên gọi chung chỉ những loại dây được sử dụng với mục đích truyền tải điện năng, truyền tải tín hiệu điện (bao gồm cả dây điện dân dụng, dây cáp điện công nghiệp, cáp điều khiển, cáp tín hiệu,v.v).

Cách sử dụng dây dẫn điện
Dây dẫn điện bao gồm dây điện dân dụng, dây cáp điện công nghiệp và các loại dây cáp điện chuyên dụng khác.

Cấu tạo của dây dẫn điện

Nhìn chung, cấu tạo của dây dẫn điện sẽ bao gồm kết cấu như sau:

  • Lõi dây: ruột dây dẫn hay lõi dây là phần có chức năng truyền tải dòng điện, thường được làm từ nhôm hoặc đồng, do những kim loại này có khả năng dẫn điện tốt. Lõi dây được cấu tạo bện xoắn từ nhiều sợi dây đồng hoặc dây nhôm (có thể cấu tạo ít sợi nhưng tiết diện mỗi to hoặc nhiều sợi nhỏ bện xoắn lại) đảm bảo khả năng truyền tải dòng điện ổn định và hiệu quả tuỳ theo cường độ dòng và hiệu điện thế khác nhau.
  • Lớp cách điện: lớp cách điện cho phần lõi dây thường được làm bằng các vật liệu như PVC, XLPE, nhằm đảm bảo khả năng cách điện tốt, đảm bảo an toàn cho người dùng khỏi hiện tượng phóng điện và truyền điện ra môi trường hoặc các vật có khả năng dẫn điện khác bên ngoài.
  • Chất độn: chất độn hay chất đùn được sử dụng để làm đầy các khoảng trống trong dây cáp điện, điều này nhằm làm giảm tác động của oxy ảnh hưởng tới chất lượng dây lõi bên trong, tăng cường khả năng chịu lực cho dây dẫn điện, từ đó góp phần tăng cường tuổi thọ cho dây dẫn điện, tránh tình trạng đứt dây dẫn bên trong, ảnh hưởng tới hiệu suất truyền tải điện, tín hiệu hoặc thậm chí hỏng dây. Chất độn được sử dụng trong dây dẫn điện thường sử dụng PP (sợi polypropylene).
  • Băng quấn: thường sử dụng loại băng quấn không dệt, băng quấn dạng nhôm (hoặc lá nhôm).
  • Lớp bọc trong: lớp bọc trong của dây dẫn điện thường sử dụng chất liệu như PVC hay PE có độ bền cao, cách điện tốt, chống cháy nổ hiệu quả.
Cấu tạo dây dẫn điện so với dây cáp điện lực
Cách sử dụng dây dẫn điện
Cấu tạo dây dẫn điện – dây cáp điện bọc thép dùng trong công nghiệp

Tiêu chí đánh giá cách sử dụng dây dẫn điện an toàn

Với mục tiêu đảm bảo an toàn và có phương án phòng ngừa những sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng dây dẫn điện, đảm bảo tuổi thọ cho các thiết bị sử dụng dây dẫn điện. Mỗi người trong chúng ta cần có kiến thức cơ bản về cách sử dụng dây dẫn điện sao cho đúng cách theo quy chuẩn. Dưới đây là một số lưu ý mà ADACO đề xuất tới quý vị và các bạn để chúng ta có thể lưu ý trong quá trình sử dụng dây dẫn điện như sau:

Cách sử dụng dây dẫn điện an toàn cho công trình

Trong những công trình, cơ sở hạ tầng dây dẫn điện được sử dụng để thiết lập hệ thống điện bằng cách sử dụng các đường dây truyền tải điện, đối với những công trình lớn có nhu cầu tiêu thụ điện năng lớn cần sử dụng những loại dây dẫn điện có tiết diện lớn, đảm bảo các tiêu chí về cách điện an toàn bằng kết cấu đa lớp hoặc có các phụ kiện tăng cường an toàn hoặc phân loại, sắp xếp dây dẫn điện như máng đi dây, máng cáp hoặc thang máng cáp để đảm bảo quy hoạch hệ điện một cách hợp lý.

Ngoài ra, một số loại dây dẫn điện có chức năng phòng nổ, chống cháy, có khả năng chịu tác động ngoại lực lớn thường có nhiều lớp vỏ cách điện hoặc chất độn, do đó kích thước (tiết diện, đường kính tổng thể) của chúng thường lớn hơn so với những loại dây điện thông thường.

Tiêu chí chọn mua dây dẫn điện đáp ứng yêu cầu sử dụng dây dẫn điện an toàn

Trên dây dẫn điện thường nhà sản xuất sẽ có ghi các thông tin như: điện áp định mức (V), cường độ dòng điện, tiết diện, số lõi, số sợi đồng,v.v. Những thông tin này thường sẽ giúp thợ điện, người tiêu dùng có thể nhận biết loại dây dẫn điện phù hợp với nhu cầu của mình.

Khi chọn mua dây dẫn điện thường không nên chọn dây điện có khả năng chịu tải điện áp và dòng điện lớn hơn phụ tải quá nhiều, vì có thể gây lãng phí tiền đầu tư mua dây dẫn điện. Tuy nhiên, không vì thế mà ta chọn dây dẫn điện có điện áp hoặc cường độ dòng điện chịu tải nhỏ hơn so với phụ tải sẽ gây ra tình trạng quá tải, khiến dây cáp điện bị nóng và gia tăng nguy cơ gây chập mạch, đoản mạch dẫn tới cháy nổ cao, ảnh hưởng tới tính mạng con người, tài sản.

Chọn dây dẫn điện có tiết diện phù hợp

Trên lý thuyết, chọn mua dây dẫn điện có tiết diện vừa đủ là phương án tối ưu nhất để tránh hiện tượng hao hụt điện năng trong quá trình truyền tải điện trên đường dây. Nói đơn giản, điện trở của dòng điện tỉ lệ thuận với tiết diện dây dẫn và công suất dòng điện, điện năng tiêu thụ tỉ lệ thuận với công suất.

Tóm lại, trường hợp lựa chọn dây dẫn điện có tiết diện nhỏ dần thì hao tổn điện năng trên đường dây truyền tải điện cũng tăng . Vì vậy, lựa chọn dây dẫn điện có tiết diện phù hợp để tránh lãng phí điện năng là phương án tối ưu cần được lưu tâm trong quá trình chọn mua dây dẫn điện.

Cách sử dụng dây dẫn điện
Chọn dây điện có tiết diện phù hợp

Cách đi dây dẫn điện phù hợp

Đối với dây dẫn điện thông thường (loại không bọc giáp)

Đối với những loại dây dẫn điện, dây cáp điện thông thường (loại không có phần giáp bảo vệ bên ngoài), quý vị và các bạn nên lựa chọn đặt dây dẫn này ở vị trí cố định hoặc một số vị trí ít bị rung động mạnh trong môi trường hệ điện, hệ thống máy móc công nghiệp nhẹ,v.v. Khi đi dây không nhất thiết phải đi dây vào ống luồn, máng đi dây vì lớp vỏ bọc dây dẫn điện đủ khả năng đảm bảo an toàn cho phần lõi dẫn điện bên trong.

Cách sử dụng dây dẫn điện thông thường
Thi công dây cáp điện âm tường trong nhà ở, dân dụng

Chú ý: Không nên đi ngầm hoặc đi dây trong môi trường kín vì loại dây điện không có bọc giáp này thường không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cho những môi trường kín trong lòng đất, dễ bị hư hại.

Đối với dây dẫn điện có bọc giáp

Trong hệ thống phân phối điện 3 pha, đi dây ngầm dưới lòng đất, dây cáp điện có bọc gáp là lựa chọn phù hợp để luồn vào những bức tường hay đường ống ngầm dưới lòng đất, môi trường kín. Lớp vỏ bên ngoài sử dụng nhựa tổng hợp cao phân tử hoặc cao su lưu hoá sẽ đảm bảo khả năng ngăn ngừa ẩm ướt và tiếp xúc với những chất lỏng khác có khả năng gây hại cho lõi dây. Lớp vỏ bảo vệ bên ngoài dây dẫn điện bọc giáp cũng có thể chịu ngoại lực cơ học tác động, đảm bảo độ bền của dây cáp.

Cách sử dụng dây dẫn điện ngầm
Đi dây cáp điện trong một đường ngầm

Bảo quản dây dẫn điện đúng cách

Trong quá trình lắp đặt dây dẫn điện, tránh để những vật liệu như: vôi, vữa, xi măng có thể xâm nhập vào trong lõi dây. Những phần đầu dây cáp điện thừa sau khi thi công, lắp đặt cần phải sử dụng nắp đậy, hộp nối dây kết hợp với băng keo điện để đảm bảo độ chặt và kín, giúp giảm thiểu tác động bên ngoài ảnh hưởng tới dây cáp điện, có thể gây hại.

Xử lý các vấn đề, sự cố liên quan tới dây dẫn điện

Khi gặp các vấn đề, sự cố liên quan tới dây dẫn điện, điều đầu tiên ta cần làm là tìm cách ngắt nguồn điện tiếp điện cho dây dẫn điện để cô lập chính xác đường dây dẫn điện gặp sự cố đó. Sau đó, ta cần trang bị những thiết bị và đồ bảo hộ chuyên dụng trước khi tiến hành kiểm tra đường dây dẫn điện như: găng tay cao su, bút thử điện, đồng hồ vạn năng hay kìm cắt để kiểm tra và sửa chữa dây cáp điện.

Kết luận

Việc hiểu và áp dụng đúng cách sử dụng dây dẫn điện và dây cáp điện không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng mà còn đảm bảo an toàn cho người lao động và người tiêu dùng. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp quý vị có cái nhìn tổng quát và đầy đủ về cách sử dụng dây dẫn điện an toàn và hiệu quả trong thực tế.

    Bạn có hài lòng với thông tin bài viết không?

    radio_5049

    Hài lòng

    radio_5050

    Không hài lòng

    Cảm ơn phản hồi của Bạn

    Vui lòng chia sẻ điều gì làm Bạn không hài lòng:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết khác

    Dây điện bọc nhựa đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp. Nhờ lớp vỏ nhựa bảo vệ, dây điện bọc nhựa giúp đảm bảo an toàn
    Tìm hiểu về cáp điện chuyên dụng cho tàu nạo vét lòng sông, đảm bảo sức mạnh và độ bền trong môi trường khắc nghiệt.
    Cùng đội ngũ Marketing của ADACO khám phá vật liệu dẫn điện, so sánh độ dẫn của bạc, vàng, đồng, nhôm và lý do những vật liệu dẫn điện trên chọn lựa trong ứng dụng thực tế dùng để sản xuất dây cáp điện và thiết bị điện.
    Khám phá cách đọc ký hiệu dây cáp điện, dây cáp điện công nghiệp giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm và ứng dụng của chúng.
    Tìm hiểu về cáp điều khiển chống dầu và hóa chất: ứng dụng, ưu điểm và cách chọn vật liệu phù hợp cho môi trường công nghiệp hiện đại.
    Tìm hiểu 5 loại vật liệu cách điện phổ biến giúp bảo vệ an toàn cho con người và thiết bị điện. Hãy cùng ADACO tìm hiểu chi tiết về những vật liệu cách điện được ứng dụng phổ biến trong bài viết này.
    Tìm hiểu tầm quan trọng của việc kiểm tra chất lượng dây cáp điện và các bước cần thiết để tối ưu hóa quy trình kiểm tra chất lượng.
    Kiểm tra cháy theo chiều dọc cho cáp điện theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 nhằm đánh giá khả năng chống cháy và sự lan truyền của ngọn lửa trên bề mặt cáp. Quy trình này đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu an toàn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng. ADACO cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng, giúp khách hàng yên tâm về độ an toàn của sản phẩm cáp điện.
    Dây cáp điện lõi nhôm vặn xoắn được sử dụng phổ biến trong nhiều ứng dụng điện công nghiệp và dân dụng. Nhờ tính chất dẫn điện tốt, nhẹ và chi phí thấp hơn so với đồng, điều này khiến dây điện nhôm trở thành lựa chọn hợp lý trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng truyền tải điện, lưới điện lớn.